Thứ Năm, 7 tháng 4, 2016

Trai phố cổ bỏ thủ đô về xứ Lạng bán Na đu day

Cuối mùa xuân, những vườn na nở hoa thu hút hàng đàn ong bướm đến hút mật ngọt. Sang hè, những trái nhú quả xanh trên cành, lẫn với màu xanh của lá cỏ. Để sang đến tháng 8, cả vùng đất nhộn nhịp trong mùa na trĩu quả.


Nghe giang hồ đồn nghề bán na xứ Lạng sắp giàu nên e lập tức chuyển nghề, bỏ thủ đô về xứ Lạng buôn na... Photo by Son Pitbull ( Trai phố cổ blogger )


Nhộn nhịp mùa na xứ Lạng

Vào những ngày đầu tháng 8, đường đến Lạng Sơn qua Ải Chi Lăng tấp nập hơn, với những sạp hàng chất đầy trái na thơm ngon bên đường cũng như hình ảnh những chiếc ròng rọc đang chuyển na từ trên núi xuống.


Trên đường quốc lộ 1A, đoạn Đồng Bành đến Ải Chi Lăng là con đường đẹp với những ngọn núi cao được phủ xanh bởi hàng nghìn gốc na. Từ chục năm trở lại đây, người dân xứ Lạng trồng na từ chân đến tận đỉnh núi, thoai thoải theo triền dốc tạo thành những vườn na bát ngát.


Những trái na Lạng Sơn căng tròn, bóng mẩy.

Đặc sản xứ Lạng là những trái na mắt hồng,quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc. Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người ta đã làm những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi. Na được hái khi vẫn còn xanh, thả trong thúng rồi từ từ theo ròng rọc xuống núi. Quanh cảnh của những ngày thu hoạch na tại Lạng Sơn náo nhiệt không thể thấy ở đâu khác. Từng thúng na nặng đầy nhịp nhàng di chuyển trên không trung. Chợ na Đồng Bành tấp nập người mua kẻ bán, xe tải vào ra. Những chuyến hàng chở na đi khắp các tỉnh phía Bắc, cho kịp mùa thu sang. Giá na dao động từ 15.000 đến 25.000 đồng/ 1 cân, tùy loại.


Na Lạng Sơn nhanh chóng có mặt trong các phiên chợ, trên bàn thờ gia tiên trong ngày rằm tháng 7 và cỗ tết Trung thu. Mùa na xứ Lạng, báo hiệu mùa thu về ở miền Bắc.


Na 'đu dây' xứ Lạng

Người dân ở thôn Quán Thanh, H.Chi Lăng cho biết năm nay na được mùa nên bà kon vất vả hơn ngày thường. Sáng thì con trai và con dâu lên núi hái na, vợ chồng ông ở dưới đón na qua ròng rọc và bán ngay trước cửa nhà.

Theo ông Vĩnh, từ ngày lắp ròng rọc chuyển na, nhà nào cũng đỡ vất vả. Để tiết kiệm chi phí, vài gia đình góp tiền làm chung một đường ròng rọc chuyển na.


Anh Thắng dỡ na từ ròng rọc

Một “dây chuyền” chuyển na gồm một bộ vành bánh, phanh xe máy, dây thép và máy nổ. Một bộ vành xe máy có giá khoảng 1 - 2 triệu đồng, dây thép thì tùy vào khoảng cách nhưng cũng khoảng 1 triệu đồng, tổng chi phí cho cả bộ từ 3-4 triệu đồng.


Là hàng xóm và chung “đường dây” chuyển na với ông Vĩnh, anh Vi Ngọc Thắng cho biết chỉ mất khoảng 2 phút là anh đã dỡ được 2 gánh na từ trên núi xuống đóng gói cho khách buôn. Bố mẹ anh Thắng lên núi trẩy na, được mẻ nào sẽ gọi điện xuống cho Thắng đến đầu dây phía dưới để đón, một ngày có thể dỡ được gần 10 gáng.


Những gia đình ít người thì thuê thêm nhân công, tuy nhiên, do đã có ròng rọc chuyển na nên lượng người được thuê không nhiều. Anh Tuấn Anh, một người làm thuê cho biết khó nhất khi dùng ròng rọc là lúc đặt sọt na lên dây và dỡ xuống, nếu không đủ sức hoặc không khéo léo thì có thể làm sọt na rơi, đổ. Còn lại thì thời gian vận chuyển 3-4 sọt na to cũng chỉ mất vài phút. Cảnh chuyển na bằng ròng rọc nhộn nhịp nhất vào buổi sáng để kịp ra chợ hoặc đóng gói cho khách buôn, muộn nhất thì đến 15-16 giờ.


Ông Vi Ngọc Lưu, trưởng thôn Quán Thanh cho biết na ở đây rất hợp với đất đỏ trên núi nên bà con trồng na trên núi là chủ yếu. Từ ngày có ròng rọc chuyển na việc thu hoạch rất tiện cho những nhà neo người trong mùa mưa bão, đường núi trơn trượt. Đến mùa khô, thiết bị này còn được người dân dùng để chuyển phân bón lên núi.

Nhìn từ xa, những đường dây chuyển na chỉ mảnh như sợi tóc vắt ngang trời, nhưng đó là công cụ đắc lực cho người dân vùng Hữu Lũng, Chi Lăng làm kinh tế vườn rừng.













































TraiPhoCo.Blogspot.com by SonPitbull

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét